Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Cách chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái và nuôi quả

Cây sầu riêng Dona khi bước vào giai đoạn ta hoa và đậu trái là giai đoạn rất quan trọng, cần có những biện pháp kỹ thật đúng và hợp lý vào thời điểm này vì nó quyết định đến năng suất phẩm chất lẫn hiệu quả kinh tế của cây trong mùa vụ này. Việc chăm sóc đúng cách cho cây sầu riêng giúp cây cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua những mùa vụ sau để cây không bị kiệt sức ảnh hưởng đến năng suất cho những năm kế tiếp.

Áp dụng từ nghiên cứu thực tế chúng tôi đúc kết lại được những kiến thức lẫn kinh nghiệm chăm sóc cho cây sầu riêng giai đoạn ra hoa và đậu trái. Sau đây xin được chia sẽ đến cho bà con nhằm giúp bà con bổ sung thêm kiến thức có thể chăm sóc tốt cho vườn cây của mình để mang lại năng suất cao vượt trội hơn nhờ những kỹ thuật chăm sóc cây trồng đúng cách này.

Cách chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn cây ra hoa đậu trái và nuôi quả

Chăm sóc cây giai đoạn ra hoa đậu trái

Trong thời gian đòi hỏi cần phải có một thời gian khô hạn, nhiệt độ ẩm thấp thì cây mới có thể phân hóa mầm hoa được. Thời gian khô hạn của cây cần khoảng 10-14 ngày tùy vào độ ẩm hiện tại và vùng đất được trồng, nếu như thời gian khô hạn không hợp lý. Hay chính xác hơn là thời gian khô hạn cho cây quá ngăn thì cây sẽ ra hoa ít và ra rải rác không đồng đều. Dẫn đến khi hoa kết trái cũng rải rác và gây khó khăn cho bà con nông dân trong giai đoạn chăm sóc trái vì tốn công nhiều lần.

hoa sầu riêng



Bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa lúc này các mầm chỉ là những chấm nhỏ mọc thành cụm ở ngay những mầm ngũ của thân và cành. Gặp điều kiện thời tiết bất lợi hay cây bị nhiễm sâu bệnh thì mầm nay sẽ không phát triển thành hoa.

Chăm sóc cho sầu riêng giai đoạn cây ra hoa mục đích chủ yếu là giúp cho cây hình thành được các mầm hoa nở hoa cùng lúc. Đợt nào hoa ra tập trung nhất thì chăm sóc để hoa kết trái nuôi quả đồng thời tiện luôn cho việc chăm sóc trở về sau. Sau đây sẽ là các bước tiếp theo cho việc chăm sóc

Điều chỉnh lượng nước tạo điều kiện khô hạn cho cây để sầu riêng ra hoa tập trung

Cây phân hóa mầm hoa vào thời điểm tháng 1 và tháng 12 hàng năm. Đến thời điểm này rồi cây vẫn chưa phân hóa mầm hoa thì cần dọn dẹp cỏ rác trong vườn. Tạo độ thông thoáng cho vườn để đất được nhanh khô mầm hoa nhanh chóng được phân hóa.

Trường hợp đất khô cây héo rồi nhưng mầm hoa chưa ra thì cần tưới nước cho cây, lượng nước cần tưới chỉ đủ độ ẩm bằng 1/3 lượng nước tưới thông thường. Sau đó tạo khô chờ đến khi nào cây ra hoa tập trung đồng đều nhiều nhất rồi chọn đợt hoa đó để lại những đợt hoa ra trước đó tỉa bỏ đi. Nhầm mục đích tạo điều kiện cho cây ra trái đồng đều và việc thu hoạch sau này cũng thuận tiện và dễ dàng hơn. Thời gian thu hoạch quả không nên kéo dài hơn 15 ngày.

Trong giai đoạn tạo cơm cây cần lượng dinh dưỡng rất lớn nên chúng ta không nên kéo dài thời gian cây mang quả vì làm như vậy cây sẽ bị kiệt sức đi. Việc chăm sóc để cây phục hồi sau khi thu hoạch sẽ khó khăn hơn cây dễ bị các bệnh hại nguy hiểm khác đe dọa. Kích thích cho cây ra hoa đồng loạt và thu hoạch trong vòng nữa tháng là rất cần thiết để bảo vệ cây trồng tốt hơn. Một dấu hiệu nhận biết để xem cây đã đủ khô tạo mầm hay chưa bạn chỉ cần quan sát cây lúc 12h trưa nếu cây vẫn bình thường không có dấu hiệu thiếu nước thì lúc này cần nhanh chóng dọn dẹp để vườn cây thông thoát đất nhanh khô.

Một việc làm song song với việc tạo khô hạn để cây ra nhiều hoa đó là phun NPK 10-60-10 liều phun gấp đôi với hướng dẫn trên bao bì vào nơi cây mang trái lúc 9h sáng hoặc sớm hơn hay từ qua 5h chiều trở đi. Phun 2 lần và mỗi lần phun cần cách nhau 1 tuần. Với biện pháp này chắc chắn bông sẽ ra rất nhiều, trường hợp mầm hoa suất hiện mà lại gặp thời tiết mưa thì dùng thuốc phòng bệnh khô mầm hoa phun lên

Tưới nước để nuôi hoa



- Khi mầm hoa dài 3-4cm thì chúng ta có thể tưới nước được rồi. Không nên tưới nước quá sớm khi mầm hoa còn nhỏ sẽ gây ra những hậu quả sau:

  • Những hoa ở đầu cành nơi không để trái được sẽ phát triển mạnh vì chúng sẽ làm gãy cành. Những mầm hoa ở vị trí có thể nuôi trái có thể bị điếc bông mất sản lượng.
  • Lá trên mỗi chùm bông sẽ được kích thích phát triển mạnh các chất dinh dưỡng sẽ tập trung đi nuôi lá khiến hoa nhỏ, đài và cuống cũng yếu ớt hơn. Làm tác động lớn đến quá trình đậu trái.


- Cách tưới nước đúng cách: Tưới bằng vòi phun xòe quanh tán từ bên ngoài vào bên trong cho đến khi nào nước chảy tràn mặt đất. Tưới tập trung xuống dưới tán cây vì ở đó có rất nhiều rễ tơ nhỏ để hút nước. Lỡ có mưa trái mừa thì cây cũng đủ nước và rễ cũng không thể nào hút thêm được nước nữa nên không xẩy ra được tình trạng xốc nước rụng hoa.
- Lần tưới nước tiếp theo là lúc lớp đất mặt vừa bắt đầu khô khoảng 2-5 ngày sau khi tưới đợt trước. Không tưới quá nhiều nước trong một đợt tưới tránh tình trạng sốc nước. Trước thời điểm hoa nở lượng nước tưới cần phải giảm 2/3 lượng nước mỗi lần tưới số lần và chu kì tưới thì không thây đổi. Thời gian này cần chú ý theo dõi cây trồng xem giảm nước cây có bị héo hay không vì hoa héo sẽ ảnh hướng lớn đến việc đậu trái sau này
- Sau thời điểm cây đậu trái thì lượng nước tưới cần phải tăng lên đến khi về lại mức trung bình giúp trái phát triển tốt. Tưới nước cho sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái cực kì quan trọng là yếu tố quyết định năng suất cho mùa sầu riêng.

Phun phân bón lá lên cho cây


Giai đoạn ra hoa cây cần nhiều các nguyên tố trung vi lượng để hình thành hạt phấn tạo độ dai hơn cho cuống hoa. Thời điểm này tránh không được sử dụng phân bón lá để tập trung cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Cũng không nên sử dụng phân bón gốc vì bón gốc thời điểm này nó sẽ kích thích ra la non tại các chùm bông dinh dưỡng tập trung nuôi lá. Cuống hoa yếu ớt khả năng đậu trái kém hẳn đi.

Thời điểm thích hợp nhất để phun phân bón lá là lúc nụ hoa hình thành rõ nên phun phân NPK 20-20-20+TE cứ cách nhau 7 ngày thì phun lại đến khi nào quả được 60 ngày tuổi thì dừng phun. Mỗi lần phun phân bón lá nên kết hợp với thuốc hóa học Agri - Fos 400 để hạt phấn khỏe khả năng đậu trái cao hơn có sức kháng lại bệnh xì mủ thân. Liểu lượng phun xem trên bao bì hướng dẫn nên kết hợp kèm theo thuốc trừ sâu để tránh sâu ăn hoa phun đều ướt cả hai mặt trên và dưới lá vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

  • Khi cây ra đọt non bón phân NPK 20-20-20 liều bón gấp đôi với hướng dẫn phun vào lúc trời mát mỗi đợt phun cách nhau 7-10 ngày phun liên tục đến khi nào lá già mới thôi.
  • Khi hoa xã nhị cây cũng bắt đầu ra đọt non phun phân MKP 0-52-34 liều lượng phun là 4kg pha với 200 lít nước nhằm hạn chế ra lá nón. Lá non phát triển sẽ cạnh tranh dinh dưỡng làm quả non rụng

Tỉa hoa

Tỉa bỏ những hoa mọc ở các điểm không cần thiết để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những hoa còn lại được tốt hơn.

- Với những cành cây cấp 1 những chùm hoa nên để là những chùm cách thân từ 0.5-1,8m tùy vào độ tuổi của cây. Với những cây có tán lớn cành thấp thì vị trí để hoa đầu tiên cách xa thân một chút nếu để gần thì hoa sẽ phát triển kém
- Với những cành cây cấp 2 những chùm hoa ở các cành cây to khỏe, ở nách cành chúng ta nên giữ lại, những hoa ở đầu cành không nên để lại chúng vì dễ bị gió tác động gây tổn thương lây lan sang các cành bên cạnh. Hãy chọn những chùm hoa quả khỏe có hướng mọc xuống bên dưới. Mỗi chùm như vậy để lại khoảng 4-10 hoa tùy thuộc vào khả năng chịu được độ nặng của cành. Khoảng cách chuẩn của các chùm bông là 20-25cm không nên để hoa với khoảng cách dày.
- Hoa trong một chùm cũng cần được tỉa bớt đi vào lúc hoa dài được 8-10cm thì nên tỉa đi chừa lại những nụ hoa ra cùng đợt với nhau. Là những nụ hoa tròn, mập có cuống khỏe không bị nhiễm sâu bệnh mỗi chùm hoa để 10 bông trở xuống.
- Các đợt xã nhị của sầu riêng cần có những biện pháp chăm sóc đặc biệt cho những cây xã nhị ở cùng thời điểm từ đó xác định được thời gian thu hoạch chính xác. Phân biệt các đợt hoa xã nhị bằng việc đánh số lại từng cây ghi lại cụ thể chi tiết ngày xã nhị của cây trong những trường hợp cụ thể. Dùng sơn để đánh dấu, sử dụng sơn khác màu cho từng lứa hoa xả nhị khác nhau.

Chăm sóc cây giai đoạn nuôi quả

- Tỉa quả: Sau khi tỉa hoa xong mỗi chùm hoa không quá 10 hoa tương tự cũng sẽ có 10 trái trong một chùm. Chúng ta cũng nên tỉa bớt quả đi để cho quả còn lại đủ dinh dưỡng to và đạt chất lượng cũng như trọng lượng
- Sau kho hoa nở đậu trái được 3-4 tuần là thời điểm chúng ta có thể tỉa bỏ đi những quả nhỏ có cuống nhỏ, những trái bị méo hay sâu bệnh...để lại khoảng 6-8 quả. Sau 8 tuần thì tiến hàng tỉa đợt 2 bỏ đi những quả cong vẹo để lại 3-4 quả, sâu 10 tuần tiến hành tỉa lần 3 loại bỏ đi những trái có hình dạng khác lạ không mang nét đặc trưng của giống. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để cây cung cấp dinh dưỡng nuôi trái tốt. Mỗi chùm như vậy chỉ nên để lại 2-3 quả trong quá trình cây nuôi quả nếu thấy có hiện tượng rụng quả thì nên tỉa bớt quả đi để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.


- Phun phân qua lá để dưỡng trái: khi quả được 60 ngày tuổi nên phun phân bón lá NPK 20-20-20+TE nhầm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nuôi quả. Nếu thấy cây ra đọt non thì nên phun MKP liều lượng pha theo hướng dẫn định kỳ 3 ngày/ 1 lần nhầm hạn chế lá non phát triển sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của trái làm trái non rụng do thiếu dinh dưỡng. Ở lần phun thuốc cuối cùng nên kết hợp với Agri - Fos 400 giúp cây có khả năng kháng lại các loại bệnh xì mủ thân, bệnh thối trái.
- Bón phân nuôi quả: bón đợt 1 vào thời điểm quả được 60 ngày sử dụng phân NPK 15-15-15 lượng bón 200-300g/1 gốc. Đất không ẩm ướt thì cần tưới nước để phân tan. Sau 15 ngày bón tiếp đợt 2 lượng bón 200-300g. Nói chung cả hai đợt bón bà con canh độ khoảng 0,5kg/ 1 gốc chia đều ra cho hai lần bón này
- Bón đợt 2 khi trái được 80-85 ngày tuổi sử dụng phân NPK 12-1TE lượng bón 0,12-0,25 cây/ 1 lần đợt 2 bón sau đó 10-15 ngày.
- Bón đợt 3 phân kai trắng hiệu con cò Pháp khi trái được 105 ngày tuổi lượng bón 0,3kg/ 1 cây lần 2 bón sau đó 1 tuần lượng bón 0,3-0,5kg/ 1 cây

* Lưu ý công thức bón phân trên áp dụng cho giống sầu riêng Monthong Thái đối với hộ trồng sầu riêng Ri 6 thì bón sớm hơn 10-15 ngày vì giống này thu hoạch sớm hơn nên bón phân sớm hơn.

* Biện pháp chóng sượng quả

- Khi trái đang trong giai đoạn non chuyển sang già sẽ bắt đầu tích lũy bột để tạo cơm cây cần được cung cấp các khoáng vi lượng như Cu2+,Mg2+, Zn2+ để cây nuôi cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cho trái không bị sượng. Khi sầu riêng bắt đầu chuyển hóa tinh bột chúng ta nên bổ sung thêm kali trắng không bón kali đỏ vì sẽ làm sượng trái.
- Vào thời điểm mưa nhiều nếu cây bị động nước cũng khiến cho trái bị sượng vì vậy vào thời điểm mùa mưa cần xây dựng hệ thống mương thoát nước sao cho thật tốt vì thời điểm trước khi chín rụng cần thoát nước cho cây để chất lượng trái được đảm bảo.