Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng qua từng giai đoạn

Cây sầu riêng qua mỗi giai đoạn cần có một phương pháp chăm sóc khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau hoàn toàn. Chính vì vậy bà con cần chú ý đến mỗi giai đoạn cây cần những gì mà có biện pháp chăm sóc phù hợp để cây sinh trưởng tốt cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao


cây sầu riêng

Bà con đã biết cách trồng sầu riêng nhưng chưa nắm rõ biện pháp chăm sóc cây ăn trái miền nhiệt đới này như thế nào thì xin mời bà con đọc qua bài viết được Viện Eakmat chúng tôi chia sẽ kinh nghiệm chăm sóc cây sầu riêng như sau đây nhé!


Chăm sóc sầu riêng giai đoạn sau khi trồng đến khi bắt đầu cho thu hoạch

  • Tưới nước cho cây con đầy đủ giúp cho rễ cây nhanh ra bén nhanh sinh trưởng tốt nhanh cho trái. Đến khi mùa mưa cần chú ý đến hệ thống mương rãnh thoát nước sao cho thật tốt.
  • Làm cỏ cho cây thường xuyên để cây được khô thoáng ngăn ngừa sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora gây hại. Vào thời điểm mùa khô hạn nên tủ gốc cho cây bằng rơm rạ hoặc là cỏ khô để giữ được độ ẩm cho đất. Tủ gốc cách 10-50cm tùy theo cây lớn đến đâu.
  • Tỉa cành và tạo tán cho sầu riêng: Ở những năm đầu tiên khi cây chưa cho quả chúng ta cần tỉa bớt những cành cây bị che khuất đi, những cành cây yếu ớt bị sâu bệnh hay những cành mọc sát với mặt đất quá. Để lại một số cành cây khỏe mạnh, các cành phải phân bố sao cho thật đồng đều trên thân chính của cây. Khi tỉa cành xong ngay chỗ các vết cắt lớn chúng ta cần phải quét sơn lên những vết cắt có đường kính lớn hơn 1cm. Sau khi tỉa cành xong chúng ta tiến hành công việc bón phân cho cây.
  • Bón phân: vào những năm đầu tiên khi cây bắt đầu cho thu hoạch chúng ta bón mỗi gốc từ 5-10kg phân gà đã được xử lý ủ hoai mục trước đó. Nếu không bón phân gà có thể thây thé bón phân hữu cơ khác cũng được kết hợp cùng với phân vô cơ trong đó thành phần lân và đạm chứa nhiều 18-11-5 và 15-15-6. Liều lượng phân vô cơ khi bón ngày càng tăng lên khi cây bắt đầu lớn hơn. Ở những năm đầu tiên chỉ cần bón 0,3kg mỗi gốc/ 1 năm nhưng chia ra làm nhiều lần bón. Bón bổ sung thêm phân NPK không bón những loại phân có chứa clor.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn cây cho trái ổn định

Sau khi thu hoạch cây bắt đầu cho ra hoa mới chúng ta thực hiện công tác chăm sóc như sau

  • Tỉa cành và kích thích cho cây khi đọt non mới ra
  • Ngay sau khi thu hoạch trái xong tiến hành biện pháp kích thích cho cây ra đọt một lượt nhầm hạn chế được phần nào việc cây ra hoa nhiều đợt trong năm. Việc ra đọt mới ít nhất phải tạo điều kiện cho cây ra đọt 2 lần trước khi xử lý cây ra hoa.
  • Những cành chồi vượt hoặc những cành cây bị sâu bệnh chúng ta cần cắt bỏ chúng đi. Những cành cây mọc không được thẳng mà cứ đan chéo lộn xộn cũng cần phải cắt bỏ đi

Kích thích cho sầu riêng ra đọt bằng những phương pháp sau

  • Bón những loại phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước đó cho cây kết hợp cùng với những loại phân bón có hàm lượng đạm cao như 18-11-5. Liều lượng bón là từ 1-2kg/ cây có đường kính tán tầm 5m hoặc 6m phát triển tốt. Hoặc hàm lượng đạm 30-20-5 loại không có chứa hợp chất clor. Kết hợp việc phun thêm phân bón lá 33-11-11 hoặc là 20-20-0 hay 16-16-8 kết hợp cùng với GA3 có nồng độ tầm 5 - 10ppm nhầm kích thích cho chồi nhanh ra và khỏe mạnh
  • Lượng nước tưới cho cây cũng cần phải cung cấp đủ 1-2 ngày tưới 1 lần vào mùa khô để giữ độ ẩm cho đất giúp cây ra đọt. Khi cây ra đọt đợt 1 đã thành thục cần áp dụng các biện pháp tưới nước và bón phân như trên để tiếp tục kích thích cho cây ra đọt đợt thứ hai.

Xử lý khi sầu riêng ra hoa nghịch vụ

  • Khi lá bắt đầu cơi đọt và chuẩn bị chuyển sang lụa chúng ta tiến hành bón phân có hàm lượng lân cao cho cây 10-50-17 từ 1-2kg/ 1 cây có đường kính 5-6m. Nếu không bón loại này thì có thể sử dụng phân super lân và phân kali loại không chứa hợp chất clor để bón cho cây. Tưới đầy đủ nước để giữ độ ẩm và giúp cho cây ra hóa kết trái một cách dễ dàng.
  • Đến giai đoạn lá cơi đọt cuối và phát triển một cách thành thục tiến hành hãm nước tạo khô cho cây bằng biện pháp chăm sóc sau:
  1. Dọn những loại rơm rạ hoặc cây cỏ dùng để tủ gốc cho cây trước đó, xây dựng hệ thống rãnh nước cho cây tháo sạch nước trong mương ra giúp cho đất thoát nước và khô nhanh chóng.
  2. Khi đất khô ráo phủ lên bên trên một lớp vải nhựa tránh ngăn không cho nước tiếp xúc gần vùng rễ của cây.
  • Phun thuốc hóa học paclobutrazol cho những cây trồng xanh tốt, khi sử dụng cần phải lưu ý theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
  • Nhầm thúc đẩy quá trình ra hoa nhiều hơn có thể kết hợp sử dụng thêm các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như MKP 0-52-34. Loại bỏ hết tắt cả những chồi non đang nhú ở trong cành.
  • Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cây sẽ ra hoa khoảng 20-30 ngày ngay sau đó. Thời gian cây ra ha và bắt đầu thời kì sử lý khi ra hoa phụ thuộc theo giống, lượng mưa, độ ẩm của từng vùng khác nhau nữa. Cây ra hoa phát triển tốt khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, trãi qua một thời kì khô hãm nước khô hạn liên tục trong vòng 7-14 ngày. Nhiệt độ 20-22 độ ẩm 50-60 việc tạo khô cho cây phải tiến hành thực hiện cho thật tốt có như vậy cây mới ra hoa nhiều.

Chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn cây ra hoa đến lúc hoa nở

  • Khi cây bắt đầu xuất hiện các mầm hoa hãy giở lớp vải nhựa lên bắt đầu bón phân và tưới nước cho cây để cho mầm hoa phát triển. Bón bổ sung thêm phân NPK 15-15-15 để thúc đẩy mầm hoa phát triển mạnh hơn nữa.
  • Tỉa hoa: cây thường ra hoa nhiều đợt cho nên chúng ta cần phải tỉa hoa, chúng ta có thể chọn đợt ra hoa và bắt đầu tỉa hoa. Không nên tham lam mà giữ lại tắt cả các hoa trên cành vì hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng sẽ diễn ra làm rụng hoa ảnh hướng lớn đến việc thụ phấn và đậu trái sau này.
  • Sau khi thụ phấn 45-60 ngày hoa bắt đầu nỡ giai đoạn này cần tưới nước cung cấp nước đầy đủ để hoa phát triển tốt. Thời điểm trước khi hoa bắt đầu nở 1 tuần thì lượng nước tưới cần giảm đi 2/3 so với thông thường.Việc làm này nhầm giúp cho hạt phấn khỏe và khả năng thụ phấn cũng được tốt hơn, lượng nước tưới giảm đi nhưng cũng không nên để cây phải khô hoặc héo đi.

Giai đoạn hoa nở cho đến khi thu hoạch

  • Áp dụng phương pháp thụ phấn nhân tạo: khi hoa nở thụ phấn bằng tay cho cây để trái cho cơm đều không lép do thu phấn không hoàn toàn
  • Bón phân: Khi cây bắt đầu có trái to bằng qua chôm chôm chúng ta tiến hành bón phân kali hàm lượng cao 12-12-17 hoặc 12-11-18 để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái. Chia ra làm nhiều đợt bón phân khác nhau cách nhau 2 tuần chúng ta bón một lần, lần cuối không được bón trễ 1 tháng trước khi thu hoạch. Lần bón kali cuối cùng rất quan trọng nó góp phần bổ sung thêm kali để tăng cao chất lượng cơm cho trái.
  • Phun phân bón lá chứa nhiều kali sau 5-9 tuần đậu trái nhầm năng cao phẩm chất của trái.
  • Không bón thừa phân đạm vì chúng sẽ làm cho cây bị chậm ra đọt non. Nếu không bón cây cũng kém sinh trưởng vì vậy cần cân đối bón cho cây một lượng phân thật sự phù hợp và vừa phải.
  • Cây ra đọt non vào lúc hoa nỡ tỉ lệ đậu trái sẽ giảm đi rất nhiều, sau thời điểm cây ra hoa tầm khoảng 20-55 ngày cây ra đọt non sẽ làm rụng trái và tỉ lệ trái bị méo cũng tăng cao.

Quản lý lượng nước

  • Khi trái bắt đầu đậu cần tăng dần lượng nước cho cây đến mức trung bình nhầm giúp cây phát triển khỏe mạnh. Vào mùa khô cần cứ 3-4 ngày cần tưới nước cho cây 1 lần. Không tưới nước quá đẫm sẽ làm cho cây ra đọt non và bắt đầu rụng trái non hoặc trái bị sượng do cây quá thừa nước. Trường hợp khi bị thiếu nước cũng không được vì cây sẽ phát triển chậm nên chúng ta cần cung cấp và tưới nước với một lượng nước vừa đủ. Mực nước trong mương cần phải giữ ở độ sâu khoảng 80cm. Không được thây đổi độ ẩm của đất một cách đột ngột vì khi độ ẩm thây đổi quá nhanh sẽ khiến cho hiện tượng rụng trái xẩy ra.
  • Trước thời điểm thu hoạch trái cần cắt giảm nước 15-20 ngày tùy vào mùa nếu mùa khô thì thời điểm cắt nước muộn hơn. Còn mùa mưa thì cắt nước sớm hơn sử dụng vải nylong để tủ gốc giúp trái không bị nhão. Nhưng việc thu hoạch ít nhất 2 ngày sau khi có mưa lớn xẩy ra.

Tỉa trái

  • Thực hiện việc tỉa trái 2-3 lần vào giai đoạn khi trái được 4-10 tuần tuổi để lại những trái tại cách vị trí thích hợp.
  • Để lại những trái mọc trên thân chính, những trái mọc ở cành nhỏ không để những trái ra ở ngọn cây.
  • Số trái để lại trên cây cũng còn tùy vào độ tuổi và khả năng phát triển của cây nữa
  • Việc thu hoạch khuyến khích hái chúng từ trên cây không để rụng xuống đất nhằm tránh đi phần nào va chạm làm trầy xước. Bảo quản sầu riêng ở nơi thoáng mát sau khi thu hoạch.
Tổng hợp tất cả những kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng từ giai đoạn cây sau khi trồng cho đến khi thu hoạch đã được chúng tôi chia sẽ đến cho bà con. Hi vọng những kiến thức bên trên sẽ giúp ích được cho bà con có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc chăm sóc vườn sầu riêng nhà mình. Mang lại hiệu quả cao hơn với lượng trái thu hoạch ổn định hàng năm. Sau cùng xin chúc bà con sắp tới đây có một mùa màng bội thu ổn định qua nhiều năm.